Ngạc nhiên với 'đấu trường La Mã' trên đảo Phú Quý
Tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh ngày 6.1 cho biết, đơn vị đã bắt giữ Nguyễn Thành Tài (20 tuổi, ngụ xã Long Khánh, H.Duyên Hải, Trà Vinh), là bị can bị truy nã về hành vi cố ý gây thương tích. Đây là người đã tấn công một nam thanh niên bằng gậy 3 khúc gây thương tích nguy kịch.Theo cơ quan công an, khoảng 20 giờ ngày 6.2.2024, anh L.T.P (19 tuổi, ngụ xã Tập Ngãi, H.Tiểu Cần, Trà Vinh) hẹn bạn đi chơi hội chợ. Trong lúc anh P. và bạn dò phiếu lô tô, Tài bất ngờ dùng gậy 3 khúc bằng kim loại đánh trúng anh P. 2 cái vào vùng đầu và ngón tay trỏ. Phát hiện vụ việc, nhiều người ở hội chợ can ngăn. Anh P. được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị.Kết luận giám định tổn thương cơ thể của anh P. là 10%. Hung khí Tài dùng gây thương tích được xác định là hung khí nguy hiểm.Qua thu thập tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an H.Tiểu Cần ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Tài về hành vi cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, Tài không có mặt tại địa phương. Ngày 30.12.2024, Cơ quan CSĐT Công an H.Tiểu Cần ra quyết định truy nã đối với Tài. Ngày 31.12.2024, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh phối hợp Công an Q.Bình Tân (TP.HCM) bắt giữ Tài khi đang lẩn trốn tại địa phương. Hiện, bị can được di lý và bàn giao cho Cơ quan CSĐT Công an H.Tiểu Cần điều tra, xử lý theo quy định.Ford Ranger có thêm phiên bản xe cảnh sát
Bà Nguyễn Thị Hội An, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng, giải thích việc giải marathon đổi qua tháng 3 nhằm giúp cho VĐV trải nghiệm thời tiết tốt hơn. Đây cũng là kế hoạch lâu dài cho giải để chuẩn bị chào đón số lượng VĐV lớn hơn trong các năm tiếp theo.
Tiếp sức mùa thi: Người trẻ thể hiện nghĩa cử cao đẹp với cộng đồng
Thành công tột bậc là thế, điều oái oăm đến trớ trêu là Juliette Binoche vẫn có những lúc như đang ở ngã ba đường trong sự nghiệp của mình.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ngày 15.2 cho biết, một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta, dự báo gây ra nồm ẩm cho khu vực này.Cụ thể, khoảng đêm 15 và sáng 16.2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Tây Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 2 - cấp 3.Đông Bắc bộ từ đêm 15.2 trời rét, vùng núi có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 16 - 19 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.Tại Hà Nội, từ đêm 15.2 trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 17 - 19 độ C.Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch đông kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao, từ đêm 15 - 17.2, miền Bắc và Bắc Trung bộ có mưa, mưa nhỏ rải rác.Cơ quan khí tượng cho biết, từ nay đến hết tháng 3, không khí lạnh tiếp tục tác động đến thời tiết nước ta. Do trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch ra phía đông nên có thể gây mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Nhiệt độ trung bình trên cả nước thời gian này xấp xỉ mức trung bình nhiều năm, riêng Tây Bắc bộ cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm. Từ tháng 4, hoạt động của không khí lạnh giảm dần.
Hà Nội 'khát' bãi đỗ ô tô: Ai chịu trách nhiệm?
Ở Canada xa xôi, Xuân Uyên cùng mẹ luôn giữ cho gia đình không khí Tết Nguyên đán thật đậm đà, dù không sống ở quê hương. Mỗi dịp tết đến, Uyên và mẹ lại háo hức gói bánh chưng, trang trí nhà cửa, tạo ra một không gian tết thu nhỏ đầy sắc màu và hương vị Việt ngay giữa đất nước Canada.Điều đặc biệt là dù sống ở một quốc gia khác, Uyên và các em của mình không gặp khó khăn nào trong việc hòa nhập giữa hai nền văn hóa. Uyên cho biết được mẹ dạy phải giữ gìn những giá trị truyền thống ngay từ khi còn nhỏ. Uyên nhớ như in lần đầu được về Việt Nam đón Tết Nguyên đán vào năm 2020. Đây là dịp đặc biệt khi ông bà, các em và chú út của Uyên đều về Việt Nam đón tết. Gia đình đã đi du lịch nhiều tỉnh để cảm nhận không khí tết ở những vùng miền khác nhau của Việt Nam.“Những ngày tết ở TP.HCM, gia đình đã cùng nhau xem pháo bông, dạo đường hoa Nguyễn Huệ, tham quan đường mai tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM và khu người Hoa ở Q.5. Mọi người đều không quên những kỷ niệm đẹp đẽ khi đón tết tại TP.HCM, nơi mẹ mình sinh ra và truyền thống vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ”, Uyên kể lại.Khi về lại Canada, Uyên luôn nhớ về đêm giao thừa ở TP.HCM, sáng mùng 1, các thành viên tập trung ở nhà người ông cậu lớn nhất trong gia đình. Uyên kể dù ông cậu đã mất từ lâu, chỉ còn bà mợ và các cô chú nhưng gia đình vẫn giữ truyền thống mừng tuổi, nhận lì xì, ăn uống, trò chuyện vào ngày đầu năm. Những ngày sau đó là đi từng nhà trong dòng họ ăn uống và vui chơi.Mẹ Uyên, chị Trần Lê Hồng Phước (46 tuổi), sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, đã sang Canada hơn 15 năm. Trong suốt thời gian đó, dù đã quen với cuộc sống ở xứ sở lá phong, chị vẫn không thể quên được ký ức về những mùa tết xưa ở Việt Nam. Chị kể rằng trong lần đầu tiên đón tết ở Canada đã rất háo hức khi nghĩ rằng sẽ được hòa mình vào không khí đếm ngược đón năm mới ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, khi ra tới trung tâm, chị Phước không thấy ai tụ tập, chỉ có tuyết rơi và không khí lạnh lẽo. “Mình đã không kìm được nước mắt vì tết ở đây khác xa so với quê nhà, trôi qua thật vắng lặng”, chị Phước kể lại.Những năm sau đó, khi có con đầu lòng, chị Phước bắt đầu tự tổ chức không gian tết nhỏ cho gia đình tại Canada. Dù không tổ chức lớn, nhưng các món ăn tết truyền thống từ bánh chưng đến mứt, lại chính là cách nối kết gia đình với những ký ức đẹp đẽ từng có ở quê nhà. Những năm đầu sống ở vùng quê Canada, chị Phước thường nhờ người thân sống tại Việt Nam gửi đồ trang trí và bánh mứt sang. Giờ đây, khi đã về thành phố lớn, việc chuẩn bị tết đã dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm vào đó, với việc tích lũy đồ trang trí qua từng năm, gia đình có nhiều lựa chọn hơn để làm cho không gian tết thêm phần ấm cúng, đẹp mắt.Chị Phước tin rằng nếu để các con lớn lên rồi mới bắt đầu dạy, sẽ có những trở ngại nhất định. Chính vì vậy, ngay từ bé, cả gia đình đã cùng nhau gắn kết với văn hóa Việt Nam, từ những món ăn, lễ hội cho đến bài học về truyền thống, để Uyên và các em nhớ về cội nguồn.Uyên cho biết được mẹ dạy rằng dù có đi bốn phương trời vẫn giữ trong mình dòng máu Việt. Vì vậy khi lớn lên, Uyên luôn muốn gìn giữ những giá trị văn hóa Việt Nam."Mình cần san sẻ trước để nhận được tình yêu thương từ mọi người", đó là tâm niệm mà mẹ của Uyên luôn cố gắng truyền dạy cho các con. Chị Phước luôn mong muốn các con được đón tết trọn vẹn nhất, dù là ở Việt Nam hay nơi nào khác.Theo chị Phước dù ở đâu, tết luôn là dịp để gia đình lại gần nhau hơn. Những ký ức về tết quê hương luôn là nguồn động lực để chị Phước và Uyên duy trì, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam tại xứ người. "Mình được dạy những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình vào mỗi dịp tết không chỉ là sự đoàn viên, mà còn là cách truyền lại tình yêu thương và sự kính trọng đối với cội nguồn cho các thế hệ sau”, Uyên vâng lời mẹ dạy.